Khả năng tồn tại sự sống Callisto_(vệ_tinh)

Giống như EuropaGanymede, Callisto được cho là có khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Có thể có những dạng sống vi sinh vật tồn tại trong đại dương bên dưới bề mặt của Callisto[15]. Mặc dù vậy, khả năng tồn tại sự sống trên Callisto không nhiều như Europa. Nguyên nhân căn bản là do lớp đại dương này có thể không có những vật liệu rắn cần thiết cho sự sống cũng như thiếu đi nguồn trao đổi nhiệt từ vùng lõi của Callisto. Nhà nghiên cứu Torrence Johnson, so sánh khả năng tồn tại sự sống trên Callisto và các vệ tinh khác của Sao Mộc như sau [40]:

Những vật liệu cơ bản cấu thành nên sự sống - những chất hóa học tiền sinh - khá phổ biến trên các thiên thể của hệ Mặt Trời: các sao chổi, thiên thạch và các vệ tinh băng đá. Các nhà sinh học cho rằng chất lỏng và năng lượng là những yếu tố cơ bản để hỗ trợ cho sự sống. Vì thế thật thú vị khi tìm thấy ở một thiên thể khác sự tồn tại của nước. Nhưng, năng lượng cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Trong khi đại dương của Callisto chỉ được cung cấp nhiệt năng từ những chất phóng xạ phân rã trong lõi của nó, thì Europa còn được cung cấp nhiệt năng từ sự ma sát các lớp đất đá gây ra bởi lực hút của Sao Mộc.

Từ những suy luận như vậy, người ta cho rằng trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc, Europa là vệ tinh có khả năng tồn tại sự sống lớn nhất[15][41].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Callisto_(vệ_tinh) http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11214-... http://www.lpl.arizona.edu/~showman/publications/s... http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AJ.../0012//0... http://adsabs.harvard.edu/abs/1999Icar..140..294M http://adsabs.harvard.edu/abs/2000P&SS...48..829G http://adsabs.harvard.edu/abs/2001Icar..153..157A http://adsabs.harvard.edu/abs/2002ApJ...581L..51S http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Icar..159..500M http://adsabs.harvard.edu/abs/2002JGRA.107kSIA19K